Như các bạn đã biết, mà đã biết rồi thì mình cũng không nói nhiều nữa. Về cơ bản, khi các bạn đọc bài viết này thì chắc hẳn đã tìm hiểu đủ để biết AutoCAD là gì? Và nó được sử dụng để làm gì? Nó có những tính năng gì? Tại sao phải học và làm chủ được nó?
Mục lục
4 nhóm đối tượng sử dụng AutoCAD
Hiểu đơn giản thì AutoCAD là 1 phần mềm để hỗ trợ công việc của một người như kỹ sư, hay nhà thiết kế thời trang… Có nhiều ngành nghề và rất nhiều người sử dụng phần mềm này trên thế giới. Mỗi người có một mục đích riêng và sau đây là một vài nhóm người sử dụng cơ bản:
– Nhóm 1: Đây là những người chỉ cần mở được bản vẽ để xem, gọi là nhóm người đọc bản vẽ. Ở mức này thì chỉ cần biết trong máy mình có cài phần mềm AutoCAD là có thể thực hiện. Một số lệnh thường dùng cho việc xem bản vẽ là: phóng to thu nhỏ (Zoom), di chuyển bản vẽ (Pan), xoay nếu xem 3D ( Orbit ), chuyển giữa Model và Layout…
– Nhóm 2: Là những người không chỉ đọc mà còn phải hiệu chỉnh lại bản vẽ, thêm bớt một số đối tượng để phù hợp với thực tại khách quan, gọi là nhóm người sửa bản vẽ. Ở cấp độ này, chỉ cần biết một số nhóm lệnh cơ bản hay dùng cho mảng công việc có liên quan là có thể thực hiện. Không yêu cầu cài đặt các thông số ban đầu trong CAD, bỏ qua các bước thiết lập cơ bản. Mở phần mềm ra là có thể múa như đúng rồi. Với nhóm người xem và sửa như thế này thì nhóm lệnh chủ yếu là: Mở/Lưu bản vẽ, sao chép đối tượng (CO), sao chép thuộc tính (MA), xoay đối tượng (RO), vẽ đường thẳng (L, PL), đường cong( A, SPL…), vẽ các hình (C, REC,POL…), các lệnh sửa đối tượng (EX, TR, O, MI…), tạo mặt cắt (H),…Nói chung là các lệnh chuyên về vẽ và chỉnh sửa đối tượng.
– Nhóm 3: Là nhóm học phần mềm một cách nghiêm túc và có đầu tư thời gian khá nhiều. Đó là những người không có bản vẽ CAD để đọc, chỉ có ý tưởng trong đầu và những nét vẽ vội vàng trên giấy. Để biến những ý tưởng đó hiện lên trên màn hình dưới hình dạng 1 bản vẽ CAD, họ phải làm chủ được phần mềm AutoCAD. Biết nó có thể làm được gì và biết mình có thể làm được gì? Ở cái tầm này thì không cần nói nhiều các bạn cũng biết họ không phải người thưởng thức mà là người làm ra bản vẽ để cho người ở nhóm 1, 2 xem và sửa. Thành quả có thể là bản vẽ của riêng mình hoặc theo yêu cầu của người khác. Những người này sẽ tạo ra bản vẽ bao gồm những thiết lập từ khi mở một file CAD trống không cho đến khi điền đầy vào đó các tiêu chuẩn kỹ thuật và cuối cùng là cầm bản vẽ trong tay dưới dạng những tờ giấy đạt chuẩn. Tuy nhiên, yêu cầu đối với một người có thể làm như vậy cũng không cao lắm:
- Chỉ cần biết mở phần mềm AutoCAD, biết sử dụng chuột để bấm vào chỗ nào cần bấm.
- Biết nhìn hình đoán chữ hay nhìn hình đoán lệnh là có thể sử dụng các thanh công cụ trong phần mềm AutoCAD.
- Biết mình có 1 người bạn có trí thông minh tuyệt vời mang tên Google và biết bạn mình có thể làm gì.
- Biết cách hỏi, hay hỏi và luôn hỏi.
- Cuối cùng là chỉ cần tập trung và chăm chỉ.
- Nhóm lệnh cho những người đẻ ra bản vẽ như thế này là hầu như các lệnh cơ bản, từ khởi tạo cho tới in ấn.
– Nhóm 4: Tương tự nhóm 3, nhưng ngoài việc biết CAD có thể làm gì thì còn có khả năng củng cố, phát triển, tích hợp thêm nhiều công cụ khác vào CAD để nó làm những việc mà bình thường không làm được. Vượt qua ngưỡng cửa biết vẽ để tiến đến cảnh giới cao hơn là vẽ nhanh hơn và quản lý bản vẽ tốt hơn. Vượt qua giới hạn làm chủ phần mềm, với họ, phần mềm là một phần của cuộc sống. Như một người bạn tri kỷ. Họ hiểu từng dòng lệnh, cách vận hành của các công cụ trong hệ thống. Không chỉ hiểu lệnh Line là vẽ đường thẳng mà còn hiểu cách để tạo ra lệnh Line. Phần mềm là một cỗ máy được vận hành bởi các dòng lệnh được lập trình bằng ngôn ngữ dành riêng cho máy tính. Họ có thể thay đổi giao diện theo ý mình, thay đổi câu lệnh theo ý mình. Bản thân phần mềm không thể tạo ra được 1 cái nhà sau 1 dòng lệnh, nhưng với sự can thiệp của các ngôn ngữ lập trình khác được tích hợp vào AutoCAD, điều đó trở nên đơn giản. Và đó là điều đơn giản không phải ai cũng làm được. Khi đạt tới cảnh giới này thì chắc các bạn cũng hiểu là họ không bao giờ dùng lệnh bằng chuột. Các lệnh tắt đều được nhớ trong đầu. Không chỉ là các lệnh cơ bản mà cả các lệnh nâng cao. Tất nhiên, hiệu suất làm việc thì nhóm 3 chỉ là nhóm thử việc còn nhóm 4 đã chuyển sang chuyên nghiệp. Khi đạt đến ngưỡng có thể điều khiển được phần mềm làm theo ý mình, thì điều họ quan tâm không còn là sử dụng phần mềm mà là ứng dụng phần mềm để thời gian vẽ ngày càng rút ngắn. Thường thì ở cấp độ này, họ sẽ chuyên sâu hơn về việc quản lý bản vẽ chứ không chỉ là tạo ra bản vẽ. Hiểu biết thêm về các ngôn ngữ lập trình như VBA, AutoLISP…
Làm sao để tăng tốc độ vẽ AutoCAD?
Nhưng cho dù bạn đang ở cấp độ nào thì chúng ta đều phải bắt đầu từ con số 0. Có bạn chỉ nghe nói đến AutoCAD, có bạn đã nhìn thấy, có bạn đã từng sờ vào các nút lệnh, có bạn đang sửa bản vẽ, có bạn đang tạo ra bản vẽ, cũng có bạn đang học các ngôn ngữ lập trình khác để biến AutoCAD thành một phần mềm có những tính năng của riêng mình.
Mỗi người đều có mỗi mục đích khác nhau khi sử dụng phần mềm AutoCAD. Nhưng không ngoài một mục đích chung là tăng hiệu quả làm việc. Và nếu bạn nào đang thuộc trong nhóm 1, 2, 3 thì có thể không cần phải quan tâm đến lệnh tắt. Nhưng các bạn muốn mình nằm trong nhóm 4 thì không thể không biết các lệnh tắt cơ bản thường sử dụng trong AutoCAD. Đó là bước đệm không thể thiếu để ngày càng trở nên chuyên nghiệp hơn.
Nếu ở nhóm 1, 2, 3 là biết vẽ thì ở nhóm 4 là vẽ nhanh, giúp nâng cao hiệu quả làm việc. Muốn vẽ nhanh thì không thể không dùng đến lệnh tắt. Bởi vậy để tăng tốc độ vẽ thì trước hết các bạn phải biết sử dụng và thay đổi lệnh tắt.
Bản thân mình cũng đã từng trải qua các bước trên. Hiện tại, mình vẫn đang cố gắng để hiểu AutoCAD nhiều hơn nữa. Nếu bạn đang ở trong nhóm 4 hoặc sắp đánh mất 2 từ “nghiệp dư” trong sự nghiệp ứng dụng AutoCAD thì xin chúc mừng bạn. Bạn đang là người ứng dụng AutoCAD vào công việc chứ không chỉ đơn giản là người biết sử dụng AutoCAD.
170 lệnh tắt cơ bản mặc định trong AutoCAD
Trong quá trình học hỏi và tìm hiểu, mình đã tổng hợp được một số lệnh tắt thường sử dụng trong AutoCAD. Nếu các bạn đang ở trong nhóm dưới mức chuyên nghiệp thì cố gắng nắm bắt các lệnh tắt sau đây để từng bước chinh phục phần mềm AutoCAD dễ mà khó này nha. Giống như một người bạn trai, hay bạn gái, không thể một sớm một chiều có thể hiểu được hết. Nhưng chỉ cần kiên trì và thường xuyên thì người ấy sẽ không còn xa lạ với chúng ta nữa. Chúc các bạn thành công !
170 Lệnh tắt cơ bản mặc định trong AutoCad | |||
STT | Lệnh tắt | Tên lệnh đầy đủ | Mục đích sử dụng |
A | |||
1 | A | ARC | Vẽ cung tròn |
2 | AA | AREA | Tính diện tích và chu vi 1 đối tượng hay vùng được xác định |
3 | ADC | ADCENTER | Mở ra hộp thoại có thể xem các thành phần có trong bản vẽ đang mở như layer, layout, blocks, các kiểu dim… |
4 | AL | ALIGN | Di chuyển, xoay, scale |
5 | AP | APPLOAD | Đưa ra hộp thoại để tải và hủy tải AutoLisp ADS và các trình ứng dụng ARX |
6 | AR | ARRAY | Sao chép đối tượng thành dãy trong 2D |
7 | ATE | ATTEDIT | Hiệu chỉnh thuộc tính của Block |
8 | ATT | ATTDEF | Tạo ra 1 định nghĩa thuộc tính |
9 | -ATT | -ATTDEF | Tạo các thuộc tính của Block |
B | |||
10 | B | BLOCK | Tạo Block |
11 | BC | BCLOSE | Đóng trình chỉnh sửa khối Block Editor |
12 | BE | BEDIT | Mở Block trong Trình chỉnh sửa khối |
13 | BO | BOUNDARY | Tạo đa tuyến kín ( hợp bởi các đường Pline ) hoặc tạo miền (Region). |
14 | BOX | BOX | Vẽ khối hộp trong không gian 3D. |
15 | BR | BREAK | Cắt 1 phần đoạn thẳng giữa 2 điểm chọn |
16 | BS | BSAVE | Lưu Block hiện tại trong khi sửa block. |
C | |||
17 | C | CIRCLE | Vẽ đường tròn |
18 | CH | PROPERTIES | Xem và sửa đổi thuộc tính của đối tượng ( = Ctrl +1 ) |
19 | -CH | CHANGE | Thay đổi thuộc tính đối tượng |
20 | CHA | CHAMFER | Vát mép các cạnh |
21 | CLI | COMMANDLINE | Hiển thị cửa sổ Dòng lệnh |
22 | COL | COLOR | Đặt thuộc tính màu mặc định cho các đối tượng được vẽ sau đó. |
23 | CO, CP | COPY | Sao chép đối tượng |
24 | CYL | CYLINDER | Vẽ khối trụ trong không gian 3D. |
D | |||
25 | D | DIMSTYLE | Tạo các kiểu kích thước |
26 | DAL | DIMALIGNED | Ghi kích thước xiên |
27 | DAN | DIMANGULAR | Ghi kích thước góc |
28 | DBA | DIMBASELINE | Ghi kích thước song song |
29 | DCE | DIMCENTER | Tạo ra 1 điểm tâm của đường tròn hay cung tròn |
30 | DCO | DIMCONTINUE | Ghi kích thước nối tiếp |
31 | DCON | DIMCONSTRAINT | Áp dụng các ràng buộc về chiều cho các đối tượng hoặc điểm được chọn trên các đối tượng |
32 | DDA | DIMDISASSOCIATE | Loại bỏ tính kết hợp khỏi các kích thước đã chọn |
33 | DDI | DIMDIAMETER | Ghi kích thước đường kính đường tròn |
34 | DED | DIMEDIT | Chỉnh sửa kích thước |
35 | DI | DIST | Xem khoảng cách và góc giữa 2 điểm |
36 | DIV | DIVIDE | Chia đối tượng thành các phần bằng nhau theo số đoạn cần chia. |
37 | DL | DATALINK | Hộp thoại Data Link được hiển thị |
38 | DLI | DIMLINEAR | Ghi kích thước thẳng đứng hay nằm ngang |
39 | DLU | DATALINKUPDATE | Cập nhật dữ liệu đến hoặc từ một liên kết dữ liệu ngoài được thiết lập |
40 | DO | DONUT | Vẽ hình vành khăn |
41 | DOR | DIMORDINATE | Ghi tọa độ điểm |
42 | DR | DRAWORDER | Thay đổi thứ tự vẽ của hình ảnh và các đối tượng khác |
43 | DRA | DIMRADIU | Ghi kích thước bán kính |
44 | DS | DSETTINGS | Hiển thị DraffSetting để đặt chế độ cho Snap end Grid, Polar tracking |
45 | DT | DTEXT | Ghi văn bản dạng Text |
46 | DV | DVIEW | Xác định chế độ xem song song hoặc phối cảnh bằng cách sử dụng máy ảnh và mục tiêu |
47 | DX | DATAEXTRACTION | Trích xuất dữ liệu vẽ và hợp nhất dữ liệu |
E | |||
48 | E | ERASE | Xoá đối tượng |
49 | ED | DDEDIT | Chỉnh sửa kích thước |
50 | EL | ELLIPSE | Vẽ elip |
51 | EPDF | EXPORTPDF | Xuất bản vẽ sang PDF |
52 | ER | EXTERNALREFERENCES | Mở bảng External References palette |
53 | EX | EXTEND | Kéo dài đối tượng |
54 | EXIT | QUIT | Thoát khỏi chương trình |
55 | EXP | EXPORT | Lưu bản vẽ sang dạng file khác (*.dwfx…) |
56 | EXT | EXTRUDE | Tạo khối 3D từ hình 2D ( từ đa tuyến kín hoặc miền ) |
F | |||
57 | F | FILLET | Nối 2 đối tượng bằng cung tròn, tạo góc lượn, bo tròn góc giữa 2 đối tượng |
58 | FI | FILTER | Đưa ra hộp thoại từ đó có thể đưa ra danh sách để chọn đối tượng dựa trên thuộc tính của nó |
59 | FS | FSMODE | Tạo một tập hợp của tất cả các đối tượng tiếp xúc vào đối tượng đã chọn |
60 | FSHOT | FLATSHOT | Tạo bản vẽ 2D của tất cả các đối tượng 3D dựa trên chế độ xem hiện tại |
G | |||
61 | G | GROUP | Tạo và quản lý nhóm |
GD | GRADIENT | Tô màu gradient cho các đối tượng | |
H | |||
63 | H | HATCH | Tạo mặt cắt, điền vật liệu cho đối tượng |
64 | HE | HATCHEDIT | Sửa đổi hatch hiện có |
65 | HI | HIDE | Tạo lại mô hình 3D với các đường bị khuất |
I | |||
66 | I | INSERT | Chèn một khối được đặt tên vào bản vẽ hiện hành |
67 | -I | -INSERT | Chỉnh sửa khối được chèn |
68 | ICL | IMAGECLIP | Cắt hiển thị hình ảnh đã chọn sang một ranh giới được chỉ định |
69 | ID | ID | Hiển thị các giá trị tọa độ UCS của một vị trí đã chỉ định |
70 | IM | IMAGE | Hiển thị External References palette |
71 | IN | INTERSECT | Tạo ra phần giao của 2 đối tượng Region hoặc khối. |
72 | INF | INTERFERE | Xem phần giao của 2 hay nhiều đối tượng Region hoặc khối. |
J | |||
73 | J | JOIN | Ghép các đối tượng |
74 | JOG | DIMJOGGED | Tạo jogged dimension cho vòng tròn và vòng cung |
L | |||
75 | L | LINE | Vẽ đường thẳng |
76 | LA | LAYER | Quản lý các lớp và thuộc tính lớp |
77 | -LA | -LAYER | Hiệu chỉnh thuộc tính của layer |
78 | LAS | LAYERSTATE | Lưu, khôi phục và quản lý trạng thái lớp được đặt tên |
79 | LE | QLEADER | Tạo đường dẫn chú thích |
80 | LEN | LENGTHEN | Kéo dài hoặc thu ngắn đối tượng với chiều dài cho trước |
81 | LS | LIST | Hiển thị thông tin cơ sở dữ liệu cho đối tượng được chọn |
82 | LT | LINETYPE | Hiển thị hộp thoại tạo và xác lập các kiểu đường ( nét liền, đứt, đường tâm…) |
83 | LTS | LTSCALE | Xác lập tỉ lệ đường nét trong bản vẽ hiện hành. |
84 | LW | LWEIGHT | Khai báo hay thay đổi chiều dày nét vẽ |
M | |||
85 | M | MOVE | Di chuyển đối tượng được chọn |
86 | MA | MATCHPROP | Sao chép các thuộc tính từ 1 đối tượng này sang 1 hay nhiều đối tượng khác |
87 | ME | MEASURE | Chia đoạn thẳng thành các đoạn có chiều dài bằng nhau theo kích thước nhập vào. |
88 | MEA | MEASUREGEOM | Đo khoảng cách, bán kính, góc, diện tích và thể tích của các đối tượng được chọn |
89 | MI | MIRROR | Lấy đối xứng quanh 1 trục |
90 | ML | MLINE | Tạo ra các đường song song ( ứng dụng vẽ ống hay tường …) |
91 | MS | MSPACE | Chuyển từ không gian giấy sang không gian mô hình ( dùng trong layout) |
92 | MT, T | MTEXT | Tạo ra 1 đoạn văn bản ( dạng Mtext) |
93 | MV | MVIEW | Tạo ra cửa sổ động (viewport) trong không gian layout. |
O | |||
94 | O | OFFSET | Sao chép song song |
95 | OOPS | OOPS | Phục hồi 1 đối tượng bị xóa gần nhất. |
96 | OP | OPTIONS | Mở menu cài đặt chính |
97 | ORBIT | 3DORBIT | Xoay chế độ xem trong không gian 3D |
98 | OS | OSNAP | Hiển thị hộp thoại xác lập các truy bắt điểm |
P | |||
99 | P | PAN | Di chuyển cả bản vẽ |
100 | -P | -PAN | Di chuyển cả bản vẽ từ điểm 1 sang điểm thứ 2 |
101 | PA | PASTESPEC | Dán các đối tượng từ Clipboard vào bản vẽ hiện tại và kiểm soát định dạng của dữ liệu |
102 | PE | PEDIT | Chỉnh sửa các đa tuyến |
103 | PL | PLINE | Vẽ đa tuyến bằng các polyline |
104 | PO | POINT | Vẽ điểm |
105 | POFF | HIDEPALETTES | Ẩn các palette hiện đang hiển thị (bao gồm cả dòng lệnh) |
106 | POL | POLYGON | Vẽ đa giác đều khép kín( như tam giác đều, tứ giác đều…) |
107 | PON | SHOWPALETTES | Khôi phục hiển thị các palette ẩn |
108 | PR | PROPERTIES | Hiển thị bảng thuộc tính |
109 | PS | PSPACE | Chuyển từ không gian mô hình sang không gian giấy ( dùng trong layout) |
110 | PU | PURGE | Xoá bỏ các đối tượng không sử dụng ra khỏi bản vẽ ( xóa các block, layer…) giúp làm nhẹ bản vẽ. |
111 | PYR | PYRAMID | Tạo một kim tự tháp rắn 3D |
Q | |||
112 | QC | QUICKCALC | Mở máy tính QuickCalc |
113 | QCUI | QUICKCUI | Hiển thị Trình chỉnh sửa giao diện người dùng tùy chỉnh ở trạng thái thu gọn |
114 | QS | QSELECT | Chọn lọc đối tượng theo thuộc tính |
R | |||
115 | R | REDRAW | Làm mới màn hình trong chế độ xem hiện tại |
116 | RA | REDRAWALL | Làm mới màn hình trong tất cả các khung nhìn |
117 | RAY | RAY | Tạo 1 đường thẳng dài vô hạn theo 1 hướng ( gần giống Xline) |
118 | RE | REGEN | Tạo lại toàn bộ bản vẽ từ chế độ xem hiện tại |
119 | REA | REGENALL | Tạo lại bản vẽ và làm mới tất cả các khung nhìn |
120 | REC | RECTANGLE | Vẽ hình chữ nhật |
121 | REG | REGION | Tạo miền |
122 | REN | RENAME | Thay đổi tên được gán cho các mục như layer và dimension style |
123 | REV | REVOLVE | Tạo khối 3D tròn xoay |
124 | RO | ROTATE | Xoay các đối tượng được chọn xung quanh 1 điểm |
125 | RR | RENDER | Hiện thị vật liệu, ánh sáng… giống như thật. |
S | |||
126 | S | STRETCH | Kéo dài,thu ngắn một hay nhiều đối tượng ( line, polyline…) |
127 | SC | SCALE | Phóng to, thu nhỏ theo tỷ lệ |
128 | SEC | SECTION | Sử dụng giao điểm của mặt phẳng và khối rắn, bề mặt hoặc lưới để tạo vùng |
129 | SET | SETVAR | Liệt kê hoặc thay đổi giá trị của các biến hệ thống |
130 | SHA | SHADE | Chọn chế độ xem trong vẽ 3D ( tô bóng, xem dạng nét đơn…) |
131 | SL | SLICE | Cắt khối 3D theo mặt phẳng hoặc theo 3 điểm… |
132 | SN | SNAP | Truy bắt điểm theo những mức được chỉ định |
133 | SO | SOLID | Tạo ra các đa tuyến được tô đầy |
134 | SP | SPELL | Hiển thị hộp thoại kiểm tra chính tả trong bản vẽ được tạo ra với Dtext, text, Mtext |
135 | SPE | SPLINEDIT | Hiệu chỉnh spline |
136 | SPL | SPLINE | Vẽ đường cong bất kỳ |
137 | SPE | SPLINEDIT | Hiệu chỉnh spline |
138 | SSM | SHEETSET | Mở Sheet Set Manager |
139 | ST | STYLE | Hiển thị hộp thoại cho phép tạo, sửa đổi hoặc chỉ định kiểu ghi văn bản |
140 | SU | SUBTRACT | Lệnh trừ các vùng Region, trừ khối |
T | |||
141 | T, MT | MTEXT | Tạo một đối tượng văn bản nhiều dòng. |
142 | TA | TEXTALIGN | Căn chỉnh nhiều đối tượng văn bản theo chiều dọc, chiều ngang hoặc xiên |
143 | TB | TABLE | Tạo một đối tượng bảng trống |
144 | TEDIT | TEXTEDIT | Chỉnh sửa kích thước hoặc đối tượng văn bản |
145 | TH | THICKNESS | Tạo độ dày cho đối tượng |
146 | TI | TILEMODE | Chuyển không gian xem từ Layout sang Model và ngược lại khi chọn biến 0 và 1 |
147 | TO | TOOLBAR | Hiển thị, ẩn và tùy chỉnh thanh công cụ |
148 | TOL | TOLERANCE | Tạo dung sai hình học ( dùng trong vẽ các chi tiết cơ khí) |
149 | TOR | TORUS | Vẽ hình vành khuyên trong môi trường 3D |
150 | TR | TRIM | Cắt xén đối tượng |
151 | TS | TABLESTYLE | Tạo, sửa đổi hoặc chỉ định kiểu bảng |
U | |||
152 | UC | UCSMAN | Quản lý hệ thống tọa độ được người dùng chỉ định. |
153 | UN | UNITS | Cài đặt đơn vị đo cho bản vẽ ( mm, inch…) |
154 | UNHIDE, UNISOLATE | UNISOLATEOBJECTS | Hiển thị các đối tượng được ẩn trước đó bằng lệnh ISOLATEOBJECTS hoặc HIDEOBJECTS. |
155 | UNI | UNION | Phép cộng khối, gộp 2 hay nhiều khối hoặc miền thành 1. |
V | |||
156 | V | VIEW | Tạo ra hộp thoại chọn hướng nhìn |
157 | -V | -VIEW | Chọn hướng nhìn bằng cách nhập trực tiếp (f,t, se, sw…) |
158 | VP | DDVPOINT | Xác lập hướng xem 3 chiều |
159 | -VP | VPOINT | Xác lập hướng xem trong 1 chế độ xem 3 chiều của bản vẽ |
160 | VPORTS | VPORTS | Chia không gian Model thành nhiều khung nhìn |
W | |||
161 | W | WBLOCK | Ghi các đối tượng hoặc một block vào một tệp bản vẽ mới. |
162 | WE | WEDGE | Vẽ hình khối dạng nêm trong không gian 3D. |
X | |||
163 | X | EXPLODE | Phá vỡ một đối tượng ghép thành các đối tượng thành phần. |
164 | XA | XATTACH | Chèn tệp DWG làm tham chiếu bên ngoài (xref). |
165 | XB | XBIND | Thêm 1 thành phần nào đó của 1 Xref vào 1 bản vẽ hiện hành như layer, block, kiểu dim… |
166 | XC | XCLIP | Áp dụng cho block hoặc xref có trong bản vẽ hiện hành. Che khuất 1 phần đối tượng block hoặc xref. |
167 | XL | XLINE | Tạo ra 1 đường thẳng dài vô hạn theo cả 2 hướng ( tương tự lệnh RAY ) |
168 | XR | XREF | Hiển thị hộp thoại để điều khiển các tham chiếu ngoại vào bản vẽ |
Z | |||
169 | Z | ZOOM | Phóng to-Thu nhỏ |
170 | ZIP | ETRANSMIT | Đóng gói file AutoCAD bằng cách nén vào 1 file ( bao gồm file cad, font, xref…). Giúp cho việc gửi bản vẽ đi sang máy tính khác mở ra không bị lỗi. |
Cách thay đổi lệnh tắt trong AutoCAD
Lệnh tắt trên đây là mặc định của AutoCAD, mọi phiên bản đều giống nhau. Chúng ta có thể thay đổi lệnh tắt theo ý mình bằng cách:
– Vào Tool → Customize → Edit Program Parameters (acad.pgp)
– Một cửa sổ Notepad hiện lên mở file acad.pgp (Mặc định trong Windows có phần mềm Notepad)
Trong Notepad này hiển thị đầy đủ các lệnh tắt cơ bản nhất của Autocad. Tùy thuộc vào ý thích của bạn mà có thể lựa chọn để thay thế lệnh tắt cho phù hợp. Ví dụ: lệnh vẽ đường tròn được định nghĩa trong CAD mặc định là : C, *CIRCLE . Bạn muốn thay lệnh tắt vẽ đường tròn là CI thì chỉ cần thay C thành CI. Rồi chọn lưu.
– Sau khi chỉnh sửa xong, lưu lại và đóng cửa sổ Notepad thì bạn gõ lệnh Reinit, nhấn Enter rồi tích vào ô PGP nhấn OK để hoàn thành.
Ngoài ra, còn nhiều cách để thay đổi lệnh tắt khác. Các bạn có thể tìm thấy nhanh chóng trên Internet thông qua Google.
Mục đích của việc thay đổi lệnh tắt để chúng ta thao tác gọi lệnh trên bàn phím nhanh hơn và dễ nhớ lệnh tắt hơn.
Các bạn có thể tải file Excel tại đây!
Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết này !
Khơi Sáng